Tìm kiếm Blog này

HỎI ĐÁP VỀ BỆNH VIÊM DA DẦU


  CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

 Em muốn hỏi bệnh vảy nến và viêm da dầu có khác nhau không ạ? Nếu trên da đầu xuất hiện một lớp vảy, khi gội đầu thì lớp vảy đó màu trắng còn bình thường có màu đen thì đó là bị vảy nến hay viêm da dầu? Cách chữa trị của hai bệnh đấy có khác nhau không ạ?
Trả lời:
Theo ý kiến cá nhân của tôi thì 2 bệnh "Viêm da da dầu" và "Vẩy nến" không liên quan với nhau, cho dù cả hai "có thể gọi" đều có "đỏ da" + "bong vẩy", nhưng tổn thương hoàn toàn khác nhau, bệnh sinh khác nhau và tôi thấy không thể "Viêm da da dầu" sẽ tiến triển thành "Vẩy nến".

Do đó bạn nên đến khám tại cơ sở chuyên khoa da liễu để có thể được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp nhất.
  Tôi  nam giới năm nay 31 tuổi, cách đây 1năm da mặt tôi có viêm, đầu có nhiều gàu, khám bệnh bác sĩ chuẩn đoán  Viêm Da bã nhờn, Tôi điều trị bệnh nhưng không hết dứt, cho tôi hỏi bệnh này do đâu mà có ? Điều trị ở đâu hữu hiệu. Phương pháp điều trị như thế nào ? có phải đây  bệnh phải điều trị lâu dài không ?
Trả lời:
Viêm da tiết bã nhờn  bệnh viêm da bong vảy, có sẩn, cấp tính hay mạn tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh gồm: hormon, dinh dưỡng, viêm nhiễm, sang chấn tinh thần.

Bệnh nhân thường có triệu chứng: ngứa, các vùng da tổn thương ở đầu, mặt, ngực, lưng, rốn, có thể nhờn hoặc khô với vảy khô hay vảy vàng nhờn. Đỏ da, nứt da hay nhiễm khuẩn có thể gặp tại vùng da tổn thương. 

Bệnh cần chẩn đoán phân biệt khi tổn thương ở da đầu: nếu tổn thương  các dát đỏ ranh giới rõ rệt thường  bệnh vảy nến; khi đỏ da lan toả nhưng không có vảy dày trắng  viêm da tiết bã nhờn; chỉ có ít vảy da đơn thuần không có đỏ da gọi  gầu.

Điều trị có thể dùng dầu gội đầu phù hợp với từng bệnh nhân, dùng xà phòng nhẹ nếu tổn thương ở mặt và các vùng da khác để vệ sinh hằng ngày, tránh kích ứng da. Thuốc dùng  kem hay dung dịch steroid nhẹ bôi lên tổn thương.

Tuy nhiên loại bệnh này không thể điều trị dứt điểm mà bệnh sẽ tái đi tái lại suốt cuộc đời, mỗi đợt tái phát kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Bạn nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn mau khỏi!
  Xin chào bác sỹ .em xin hỏi bác sỹ là trên các đầu ngón tay của em xuất hiện các mụn nước nhỏ ly ty màu trắng thỉnh thoảng có xuất hiện một số mụn mủ, hơi ngứa .xuất hiện với tuần xuât liên tục .em thương nặn nó vỡ ra và đóng vãy rồi lành lại .em đã bị vài năm rồi nhưng chưa điều trị lần nào .xin hỏi bác sỹ là em bị bệnh gì ,và có cách nào chữa khỏi không ?em rất khó chịu với nó .em xin chân thành cảm ơn bác sỹ . (Nguyễn Hải Anh)
Trả lời:
Với những triệu chứng nêu trên thì có khả năng bạn bị bệnh Tổ đỉa. Tổ đỉa là 1 bệnh thường gặp ở những nơi bị ô nhiễm hoá chất như nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, công nhân vệ sinh, công nhân cơ khí (tiếp xúc với dầu mỡ). Những yếu tố này tác động lên người có cơ địa dị ứng khiến bệnh phát sinh. Triệu chứng: xuất hiện các mụn nước nhỏ ở bàn tay, bàn chân, thường thấy ở mặt sau ngón tay, mặt bên ngón tay, lòng bàn tay, mặt dưới, mặt bên các ngón chân, lòng bàn chân. Mụn nước sau đó xẹp đi, bong vẩy, chảy nước. Ngoài ra bệnh nhân còn thấy ngứa nhiều hoặc ít. Bệnh nhân thường gãi, gây nhiễm trùng có mủ.

Do bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng và môi trường ô nhiễm nên thường dây dưa khó dứt . Nên mang găng tay, ủng cao su khi tiếp xúc với hoá chất, nước bẩn, giữ cho bàn chân, các kẽ ngón chân luôn khô ráo.

Điều trị:

- Uống thuốc kháng dị ứng và chống ngứa như Chlorpheniramine 4mg 1viên buổi tối, ban ngày có thể uống Cetirizine 10mg 1 viên (không gây buồn ngủ như Chlorpheniramine). Uống thêm các loại vitamin như B complex C , vitamin A.

Nếu mụn nước bị vỡ có thể xức Milian để sát khuẩn tránh nhiễm trùng và uống thêm kháng sinh. Việc sử dụng corticoid , bạn nên khám Bác sĩ để có hướng điều trị cụ thể thích hợp. Hiện nay có nhiều loại thuốc Đông y điều trị tổ đỉa đạt hiệu quả cao.

Chúc bạn mau khỏi!


Em là nữ năm nay em 18 tuổi, em bị bị viêm da ở mặt. Cách đây khoảng 1 năm em có đi thẩm mĩ viện để chữa, người ta bảo là em  bị "viêm da dị ứng" và hứa là chữa khoảng 2-3 tuần sẽ khỏi. Nhưng sau 2 tháng điều trị thì kết quả không đáng kể lắm. Nên em không chữa ở đó nữa. Người ta bảo là em bị "máu xấu và gan yếu hay gì gì đó nên thuốc tác dụng không được nhiều". Cho em hỏi "máu xấu" là sao ạ? có phải là 1 loại bệnh hay không?
Sau đó em thấy trên TV có các chương trình tiếp thị sản phẩm (BestBuy hay VHS), em  có mua dùng thử vài sản phẩm dành cho da mặt nhưng cũng không có kết quả.
Theo như em biết thì có 1 loại thuốc có tác dụng trong việc trị viêm da là "Glucocorticoid", nhưng thuốc này lại không được chữa ở mặt.
Vậy, xin bác sĩ cho em biết là với trường hợp của  em thì bạn em nên điều trị như thế nào, ở đâu và cho em hỏi là liệu có bị tái phát hay không? Và thời gian điều trị là bao lâu ạ?

Trả lời


Theo mình  bạn  nên đến bệnh viện da liễu để khám chữa theo bác sĩ chuyên khoa.
Viêm da dị ứng là biểu hiện tổn thương da của một dạng dị ứng. Bệnh có đặc trưng bởi bệnh sử gia đình bị hen, viêm da ở trên 70% trường hợp. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng đang tăng lên trên khắp thế giới, chẳng hạn tỷ lệ mắc bệnh ở học sinh Na Uy lên đến 23%.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây viêm da dị ứng như: Di truyền, khi cả cha và mẹ đều bị viêm da dị ứng thì trên 80% các con đều có biểu hiện bệnh; nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh của các con là hơn 50%. Một số gen, trong đó có gen mã hóa IgE, là thụ thể IgE ái lực cao, men trytase dưỡng bào và interleukin (IL) 4 được xem là có liên quan đến bệnh viêm da dị ứng. Bệnh nhân có thể có biểu hiện bất thường về điều hòa miễn dịch, gồm có tăng tổng hợp IgE, tăng IgE đặc hiệu với các yếu tố như: thức ăn, dị ứng nguyên không khí, vi khuẩn...; tăng biểu hiện thụ thể IgE ái lực thấp trên bạch cầu đơn nhân to và tế bào B; suy giảm phản ứng quá mẫn cảm kiểu chậm; tăng đáp ứng cytokin loại II và giảm đáp ứng cytokin loại I.

Viêm da dị ứng còn hay gặp do các bệnh: Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích thích, bệnh tổ đỉa, chàm hình đồng xu, lichen đơn mạn tính, chàm không tiết nhờn, viêm da tiết bã nhờn.

Biểu hiện viêm da dị ứng

Các tổn thương gồm có nốt sần, vết giống ban đỏ và mụn nước, mụn nước có thể kết tụ lại tạo thành mảng; nhiều tổn thương do nhiễm khuẩn và trầy da, thể hiện thành rỉ nước và đóng vảy. Trên 50% bệnh nhân viêm da dị ứng có biểu hiện trong vòng một năm đầu sau khi sinh và 80% có biểu hiện bệnh cho đến 5 tuổi; trong đó khoảng 80% số bệnh nhân về sau có biểu hiện mắc thêm các bệnh viêm mũi dị ứng hoặc hen. Ở trẻ sơ sinh có thể bệnh đặc trưng là vết đốm viêm rỉ nước và màng đóng vảy xuất hiện trên mặt, cổ và bẹn. Trong khi ở trẻ em và thiếu niên, thể bệnh lại hay gặp là viêm da nếp gấp, nhất là ở các hố trước xương trụ và hố khoeo. Bệnh viêm da dị ứng có thể tự nhiên ở người lớn, nhưng ở trẻ em bị viêm da trên 50% có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Người lớn mắc viêm da dị ứng thường có tổn thương khu trú, biểu hiện dưới dạng chàm bàn tay hoặc lichen đơn mạn tính.

Ngứa là một triệu chứng nổi bật của viêm da dị ứng và do gãi gây ra nhiều tổn thương thứ phát khác trên vùng da bị bệnh. Các dấu hiệu khác của viêm da dị ứng là: xanh tím quanh miệng, xuất hiện thêm một nếp gấp nữa dưới mí mắt dưới (đường Dennie), tăng số chỉ tay, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn da, nhất là khi bị nhiễm Staphylococcus aureus. Bệnh nhân bị viêm da dị ứng thường có da khô và ngứa, một số trường hợp tăng IgE huyết thanh.

Bệnh lý miễn dịch cho thấy tế bài T trợ giúp trí nhớ hoạt hóa, biểu hiện của kháng nguyên tế bào lympho da, là phối tử của phân tử bám dính tế bào nội mô chịu cảm ứng E-selectin. Trong viêm da dị ứng, tổn thương da cho thấy có tế bào Langerhans CD 1a+ dương tính mang IgE. Người ta cho rằng những tế bào này có liên quan với bệnh sinh viêm da dị ứng, qua khả năng điều tiết đáp ứng quá mẫn cảm với các dị ứng nguyên của môi trường sống.

Để chẩn đoán bệnh thường dựa vào các tiêu chí như sau: ngứa và gãi; bệnh tiến triển nặng rồi thuyên giảm; tổn thương có đặc trưng của viêm da dạng chàm; bệnh sử có dị ứng cá nhân hoặc gia đình như hen, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn hoặc chàm; diễn biến bệnh kéo dài hơn 6 tuần.

Phương pháp chữa trị

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da dị ứng là tránh các kích thích da, sử dụng hợp lý, đúng chỉ định các chất glucocorticoid tại chỗ có tác dụng thấp hoặc tác dụng vừa, và điều trị nhanh chóng tổn thương da nhiễm khuẩn thứ phát. Cần hướng dẫn bệnh nhân tắm bằng nước ấm, không phải nước nóng, tránh dùng hay hạn chế dùng xà phòng. Ngay sau khi tắm, lúc da hãy còn ướt, nên bôi thuốc glucocorticoid trên da dạng kem hoặc dạng thuốc mỡ có tác dụng nhẹ hoặc tác dụng vừa. Chú ý không nên dùng các glucocorticoid tại chỗ có flo hóa ở vùng da mặt và các chỗ da trầy. Trường hợp tổn thương da có mày và rỉ nước, nên điều trị bằng  kháng sinh toàn thân có tác dụng chống S.aureus, vì nhiễm khuẩn thường làm cho chàm nặng thêm. Nên dùng kháng sinh pencillin loại kháng pencillinase hoặc cephalosporin vì tỷ lệ vi khuẩn kháng macrolid khá cao. Nếu dùng dicloxacillin hoặc cephalexin theo liều 250mg x 4lần/ngày, trong 7-10 ngày, thường đủ để làm giảm sự tạo khóm nặng. Có thể dùng thuốc kháng khuẩn có chứa triclosan và mupirocin rửa mũi cách quãng để điều trị dự phòng.

Điều trị triệu chứng ngứa là rất quan trọng vì viêm da dị ứng thường có ngứa nổi ban. Những loại thkháng histamin có tác dụng điều trị ngứa, nhưng tác dụng làm dịu lại hạn chế. Vì vậy chỉ nên sử dụng các chất kháng histamin mà có tác dụng làm dịu da.

Trong điều trị cần hạn chế dùng glucocorticoid toàn thân, trừ trường hợp bệnh nặng không đáp ứng với liệu pháp dùng tại chỗ. Lưu ý rằng với bệnh nhân viêm da dị ứng mạn tính, sử dụng glucocorticoid toàn thân thường chỉ làm sạch da trong thời gian ngắn và khi ngưng thuốc, viêm da sẽ tái phát, có khi nặng hơn, vì vậy việc dùng thuốc này cần hạn chế.

Chào Thầy . Cháu năm nay 24 tuổi . Theo như Bác Sĩ ở viện da liễu tw khám thì cháu bị bệnh viêm da dầu . Cháu đã uống rất nhiều các loại thuốc Tây nhưng không khỏi . Triệu chứng bệnh là da đầu ngứa ( ít ), bong vẩy nhiều , vành tai , lỗ tai cháu cũng bị bong vẩy . Trên da đầu những lúc bệnh nặng còn nổi cả những nốt nhỏ nhỏ mầu đỏ . 
Cháu bị bệnh này khoảng 5 năm rồi . Cháu rất khó chịu và thường xuyên bị stress . Gây ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như giao tiếp hàng ngày của cháu . 
Vậy kính mong thầy hướng dẫn và kê đơn thuốc cho cháu . 
Cám ơn thầy

Trả lời:

Viêm da đầu là một loại bệnh mãn tính. Một số y sỹ, bác sỹ xếp bệnh này vào một loại của bệnh vẩy nến. Bệnh này đòi hỏi ăn uống kiêng cữ và thời gian chữa trị khá lâu. Việc chữa trị lâu hay mau, khỏi hay không lệ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì của bệnh nhân. Theo Đông y, bệnh này thuộc loại dễ chữa trị hơn so với nhiều loại bệnh khác mà Đông y chữa được.

Trên vùng da ở hai khóe mũi của mình nó bị nấm hay sao ấy ( ở vùng mũi của mình tiết bã nhờn nhiều nhất trên mặt ). Biểu hiện là: đỏ, có vẩy, bóc ra thì thấy ngứa đôi lúc thấy rát, rất khó chịu. Mình bị cũng gần 1 năm rồi, ra ngoài tiệm thuốc khám nhưng uống thuốc không khỏi. Vào tháng 10, 11 thì nó hết, nhưng đến nay thì lại bị lại. Có bạn nào biết bệnh gì thì cho mình biết nhé.

Trả lời:

 Theo như mô tả thì phải nghĩ ngay đến viêm da da dầu hoặc viêm da cơ địa, bệnh này chủ yếu gặp ở người da dầu, điều trị không khỏi dc, chỉ đỡ thôi, và dần dần tiến triển mạn tính, thành vẩy  nến. Bạn nên đến gặp các Bác sỹ để xác định chính xác bệnh và có phương pháp điều trị tốt nhất.


Tôi đang bị viêm da dầu, đặc biệt là ở mũi. Hiện tôi đang điều trị bằng thuốc kháng sinh. Sau khi điều trị bằng thuốc, tôi nên chăm sóc da như thế nào để loại bỏ được những tế bào chết, thu nhỏ lỗ chân lông, làm mờ những vết viêm da cũ mà không phải đi spa? Trước khi mua cần thử những gì để biết có phù hợp với làn da của mình hay không?
Trả lời:
Loại da dầu rất dễ làm lỗ chân lông to hay bị cồi đen trong lỗ chân lông nhất là ở vùng chữ T. Việc chăm sóc da dầu bao gồm: chọn các sản phẩm tẩy rửa dành cho da dầu, bôi các sản phẩm dưỡng da giúp hút bớt chất  nhờn, tiêu sừng nhẹ để hạn chế sự bít tắt các lỗ chân lông hoặc sử dụng kem bôi dưỡng trắng da dành cho da dầu vào buổi tối. Tất cả các sản phẩm này bạn có thể được tư vấn tại các bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc chuyên viên chăm sóc da.

Tôi bị viêm da dầu 3 tháng nay, đang điều trị tại khoa da liễu viện Bạch Mai nhưng lâu rồi không khỏi, tôi nên điều trị thế nào bây giờ?
Trả lời:
Theo Tôi nếu bạn điều trị bằng thuốc Tây không khỏi thì bạn có thể tìm đến các phương thuốc Đông y. Hiện nay có một số nghiên cứu đã chứng minh việc điều trị viêm da dầu đạt hiệu quả rất cao.Bạn có thể tham khảo công trình nghiên cứu của Lương y nhân dân Lâm Tuệ Phương đã được áp dụng rất hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này.

Em năm nay 22 tuổi, da e là thuộc loại da dầu, lỗ chân lông khá to và còn xuất hiện lông tơ màu, mỗi khi nhìn e thấy rất mất tự tin, em muốn hỏi có cách nào để điều trị da dầu và làm cho lỗ chân lông nhỏ lại không?Rất mong mọi người giúp em, em cảm ơn!
Trả lời:
Sau đây là một vài mẹ nhỏ có ngay trong bếp nhà bạn:

Tỏi và chanh: Da dầu là loại da nhờn bóng. Nếu bạn thuộc loại da dầu thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nguy cơ xuất hiện mụn trứng cá (bởi chất nhờn là môi trường thuận lợi để mụn trứng cá phát triển). Hãy dùng nước chanh vắt, thấm vào chiếc bông gòn và thấm trực tiếp lên da hay những  khu vực bị mụn tấn công.

Ngoài ra, chanh còn có khả năng giúp bạn thu nhỏ lỗ chân lông. Một cách khác nữa, chỉ cần làm một hỗn hợp gồm tỏi và khuấy với nước cốt chanh sau đó bôi lên mặt. Lúc đầu nó sẽ hơi tấy một chút nhưng sẽ mang đến cho bạn một kết quả thần kỳ. Nó cũng có thể có tác dụng như là một mẹo nhanh giúp bạn loại mụn.
Muối tinh: Cách này cực đơn giản mà hiệu quả, bạn có thể dùng muối tinh bôi lên chỗ tập trung nhiều dầu nhất, mát xa nhẹ nhàng sau 3 phút rồi dùng ngón trỏ mát xa nhẹ nhàng theo hướng từ dưới lên ở nhưng vùng lỗ chân lông to như hai bên cánh mũi.

Đu đủ: Nghiền đu đủ và chà nhẹ lên da. Đu đủ rất giàu các chất chống oxi hóa và được biết đến với tính năng lột da chết tuyệt vời, điều có thể giúp bạn loại bỏ lớp dầu, bụi bẩm thừa. Nếu bạn sử dụng ít nhất 3-4 lần một tuần, bạn có thể dễ dàng tận hưởng làn da sáng không dầu và tránh được các vấn đề về da mạo hiểm như mụn, mụn đầu đen.
Dâu: Bạn sẽ phải cần đến một chút dầu, một thìa lớn brandy và một chút vụn bánh mì, 1 thìa nhỏ nước hoa hồng và một thìa lớn hợp chất giống đất sét (fullers earth). Trộn mọi thứ trong máy ép từ vụn bánh mì. Sau đó cho bánh mì vào rồi bôi hỗn hợp lên mặt trong nửa tiếng, ban sẽ cảm thấy làn da mềm mại và rạng rỡ hơn hẳn. Tuy nhiên, công thức này có thể khiến bạn tốn sức và nỗ lực tuy nhiên vẫn rất đáng.

Nước dưa chuột: Nước dưa chuột ngoài tác dụng làm căng da còn có thể hạn chế dầu, tránh da mặt sạm tối. Bạn nghiền nát dưa chuột lấy nước rồi bông thấm thoa đều lên mặt. Cắt dưa chuột thành lát mỏng sau đó chế nước sôi vào, chờ khi nước nguội rồi dùng bông thấm nước thoa đều lên mặt.

Xin hỏi bác sĩ: viêm da dầu do nấm và bệnh nấm á sừng vảy nến có khác nhau không?. Nếu da đầu có lớp vảy, khi gội thì nó có màu trắng còn bình thường màu đen thì là bị viêm da dầu hay vảy nến?. Muốn biết chính xác bị bệnh gì thì nên làm xét nghiệm gì.và cách điều trị hiện đại bây giờ là gì?.

Trả lời:

Sở dĩ đặt tên là bệnh vẩy nến vì những tổn thương đồng tâm, trắng; khi gãi sẽ bong ra vụn nhỏ như nến trắng nên gọi là bệnh vẩy nến. Bệnh nấm khác là cũng tổn thương trắng, nhưng có thể như gàu trắng, hoặc những mảng trắng nhưng không giống vảy nến và thường rất ngứa. Như cháu mô tả có khả năng là bị nấm. Nên đi khám bác sĩ da liễu, làm xét nghiệm xác định mới có hướng điều trị hiệu quả được.


 

2 nhận xét:

  1. Thu Hà
    Chào Bác sĩ. Tôi năm nay 38 tuổi trước hồi còn trẻ thì da tôi rất trắng và mịn, từ ngày tôi sài 1 lọ kem của Pháp thì da mặt tôi lại có biểu hiện thỉnh thoảng trái gió trở trời thì da lại có hiện tượng nổi mụn đỏ, bong vầy trắng, vài hôm lại tự chìm xuống, nói chung là rất nhạy cảm, Đi khám ở bệnh viện Da liễu thì BS kết luận tôi bị viêm da cơ địa cho tôi đơn thuốc về uống nhưng không thấy đỡ, tôi đến khám lại thì lần này Bs lại kết luận là tôi bị viêm da dầu, cũng kê đơn thuốc cho tôi về uống , tôi có thấy đỡ không có nổi mụn nữa, nhưng dùng hết thuốc khoảng 1 tháng thì tôi lại thấy có hiện tượng bệnh trở lại, đến nay vẫn chưa thuyên giảm, có ai bị bệnh này điều trị có hiệu quả thì chia sẻ cho tôi với. cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  2. bác si cháu hinh như cháu bi viêm da dầu hay sao ay da bong chóc đỏ ngứa và cả mụn
    nữa cháu mặc cảm lắm

    Trả lờiXóa